Tư vấn xử lý tình huống trong đấu thầu

Tư vấn xử lý tình huống trong đấu thầu

Khi phát sinh tình huống cần xử lý trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây: Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.

Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu được chia thành ba trường hợp như sau

– Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;

– Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền (người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật).

Một số tình huống trong đấu thầu được quy định theo cách liệt kê cụ thể tại Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014.

Nhưng thực tế có rất nhiều tình huống mà Người có thẩm quyền, Bên mời thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc lựa chọn nhà đầu tư có rất nhiều tình huống mà bên mời thầu gặp phải như:

Khi nào thì phải áp dụng luật đấu thầu?

Bảo lãnh dự thầu ghi thời điểm có hiệu lực sau thời điểm đóng thầu thì xử lý như thế nào?

Hợp đồng tương tự không nêu rõ số lượng của sản phẩm tương tự mà chỉ ghi tổng giá trị hợp đồng?

Nhân sự chủ chốt có bằng cấp và chứng chỉ khác với bằng cấp và chứng chỉ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu?

 Báo cáo tài chính của nhà thầu không được kiểm toán có được coi là hợp lệ không?

Nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu như thế nào là hợp lệ?

Khi nào được coi là không hoàn thành hợp đồng trong quá khứ?

Trường hợp nào được sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt?

Khi có tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng đấu thầu thì xử lý như thế nào?

Cách thức thực hiện hợp đồng khi có sự kiện ảnh hưởng đến nghĩa vụ của các bên ...

Mặc dù có quy định như trên, khi gặp các tình huống phải xử lý Người có thẩm quyền, Bên mời thầu sẽ lúng túng với các trường hợp tình huống không được quy định tại Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014. Để giúp Người có thẩm quyền, Bên mời thầu tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức đấu thầu. Công ty Luật An Nhiên với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu trong các tập đoàn lớn, cơ quan nhà nước, cơ quan sự nghiệp sẽ giải thích cặn kẽ các quy định của pháp luật đấu thầu với các tình huống thực tế mà khách hàng gặp phải. Cùng với đó, với mỗi tình huống cụ thể An Nhiên Law sẽ đưa ra các phương án xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tư vấn, Công ty Luật An Nhiên hướng dẫn cách áp dụng các quy định của Luật đấu thầu với thực tế của khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn đấu thầu tốt nhất

CÔNG TY LUẬT TNHH AN NHIÊN VÀ CỘNG SỰ

Trụ sở: Tầng 4 số 77 Nguyễn Công Trứ, P. Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0989.319.606   Di động/zalo/viber: 0989.319.606

Email: luatannhien@gmail.com  Website: http://annhienlaw.com

0989 319 606